Kiến Thức Dạo

Kiến Thức Dạo
Dạo Chơi Cùng Kiến Thức

Bản Tin Mới

Từ vụ Pi được mainnet lên 2 sàn trong thời gian gần đây và 3 loại hình tiền điện tử cần được quan tâm để không bị đánh lừa

Từ vụ Pi được mainnet lên 2 sàn trong thời gian gần đây và 3 loại hình tiền điện tử cần được quan tâm để không bị đánh lừa

Dạo gần đây trong giới crypto rộ lên tin đồn Pi được mainnet lên 2 sàn là Huobi và XT, anh em Pi thủ đang rất háo hức và mong đợi đến ngày trở thành tỉ phú đô la trong tương lai không còn xa 😁. 

Chưa vui được bao lâu, anh em đã trở lại với trạng thái thất vọng khi chính những người tạo ra đồng Pi đã xác minh họ không có hợp tác và cũng chưa có kế hoạch mainnet lên sàn. 

Vậy câu hỏi được đặt ra lúc này đó là: Hai sàn kia lấy nguồn Pi từ đâu mà mainnet lên? Hãy cùng Ngốc tìm hiểu về 3 loại hình tiền điện tử phổ biến để không bị FOMO bởi chiêu trò của các sàn này nhé!

Trước hết, hãy cùng Ngốc tìm hiểu xem "tiền điện tử là gì?" nhé

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) mô tả: tiền điện tử (digital currency) là giá trị tiền tệ được lưu trữ trên một thiết bị điện tử được sử dụng phổ biến để thực hiện giao dịch thanh toán cho các tổ chức khác không phải là tổ chức phát hành.

Với định nghĩa trên có thể hiểu: bất kể loại tiền nào không phải tiền giấy, có thể giao dịch mọi lúc mọi nơi và chỉ cần có một thiết bị điện tử (laptop, di động,...) đều được gọi chung là tiền điện tử.

Ví dụ: bạn uống cafe ở Highland nhưng không mang theo tiền mặt và bạn dùng MoMo để thanh toán cho ly cafe trị giá 29.000 VNĐ của mình. (đó là một loại hình thanh toán bằng tiền điện tử).

Vậy tiền điện tử có phải là crypto không? 

Đúng nhưng chưa đủ, như ví dụ trên, tiền điện tử không chỉ có 1 loại hình duy nhất là cryptocurrency (tiền mã hóa). Thật chất trên thế giới đã và đang có 3 loại hình tiền điện tử.

1. Fiat digital currency (tiền định danh điện tử hay tiền pháp định điện tử)

Đây là loại hình tiền điện tử được sử dụng phổ biến nhất. Nó cũng thường được gọi với cái tên khác là Tiền điện tử của ngân hàng trung ương (Central Bank Digital Currency - CBDC).

Ở ví dụ uống cafe ở Highland phía trên, loại hình tiền điện tử được sử dụng là tiền định danh (fiat digital currency) với đơn vị tiền tệ là VNĐ (Việt Nam Đồng). Đồng thời, tài khoản MoMo người sử dụng để thanh toán sẽ bị tự động trừ đi số tiền tương ứng là 29.000 VNĐ.

Thanh toán cafe tại Highland bằng MoMo với đồng tiền fiat VNĐThanh toán cafe tại Highland bằng MoMo với đồng tiền fiat VNĐ 

Vậy fiat digital currency (tiền định danh điện tử hay tiền pháp định điện tử) là loại tiền điện tử được chính phủ các quốc gia cộng nhận và phát hành để thay thế cho tiền giấy của quốc gia đó. Chính vì lý do đó, 1 đơn vị tiền định danh hay tiền pháp định sẽ có giá trị bằng 1 đơn vị tiền giấy mà chính phủ đó phát hành.

Chính vì đây là tiền Chính phủ phát hành, nên sự đồng thuận sử dụng của mọi người dân là 100% (giống như ai cũng xài VNĐ, USD,... để giao dịch).

2. Cryptocurrency (tiền mã hóa) 

Là một loại hình đặc biệt của tiền điện tử nổi lên thời gian gần đây nhờ vào sự phát triển mạnh của nền tảng công nghệ blockchain. Đồng tiền crypto đầu tiên tạo nên vào những năm 2008 và được giao dịch qua lại vào khoản năm 2011 đến nay.

Blockchain - công nghệ nền tảng tạo ra các đồng tiền mã hóa (cryptocurrency)
Blockchain - công nghệ nền tảng tạo ra các đồng tiền mã hóa (cryptocurrency)

Đến nay, sự phát triển của Bitcoin đã và đang là nền tảng rất mạnh mẽ để các chuyên gia công nghệ phát triển thêm một số đồng tiền khác cũng như nền tảng khác.

Điểm mạnh của loại hình tiền điện tử này đó là với công nghệ blockchain, dữ liệu giao dịch qua lại sẽ được lưu trên nhiều chuỗi khối có liên quan với nhau bằng những đoạn mã. Điều đó rất có lợi để bảo vệ các khoản tiền giao dịch khi nó góp phần tăng độ khó cho các hacker trong quá trình hack vào hệ thống cơ sở dữ liệu.

Ví dụ (tất cả chỉ là giả định): A bán B 1 mảnh đất với giá 1 Bitcoin, một đoạn mã sẽ được tạo ra cho quá trình giao dịch này, khi 2 bên A và B đồng thuận với mức giá đó (biết giá Bitcoin lúc đó là 30.000 USD) hệ thống sẽ lưu mã là A-30000-B

Sau đó, B tiếp tục mua 1 chiếc xe hơi bên phía C với giá 0,5 Bitcoin; lúc này giữa B và C cũng tạo ra 1 đoạn mã tuy nhiên, đoạn mã này là đoạn mã phát triển từ đoạn mã giao dịch giữa A và B (giá BTC lần này lại rơi xuống 20.000 USD vậy B chỉ tốn 10.000USD) hệ thống sẽ lưu mã tiếp theo là A-30000-B-10000-C.

Đoạn mã này sẽ tiếp tục luân chuyển khi C giao dịch với E, G, H nào đó. Các mã này nối tiếp với nhau thành chuỗi giống dạng mắc xích và mỗi một thực thể A, B, C là một block nên được gọi là blockchain.

Điểm yếu duy nhất của loại hình tiền điện tử này cũng đến từ điểm mạnh của nó. Chính vì cơ chế phi tập trung, Chính phủ các quốc gia rất khó để quản lý được những đồng tiền này và nó thường xuyên là cơ hội cho những phi vụ lừa đảo có tổ chức trong giới tiền mã hóa (mới đây nhất là sự đổ vỡ bất ngờ của đế chế FTX hay cú sập của Three Arrows Capital trước đây).

Khi Chính phủ khó kiểm soát được đồng tiền như vậy, sự đồng thuận cho việc sử dụng cho những đồng tiền này là chưa cao và thưởng chỉ tập trung cho mục đích trading lướt sóng kiếm lãi (trừ Bitcoin và một số đồng lớn khác như Etherium đã được công nhận bởi một số nhãn hàng như: KFC, Mc'Donald,...).

3. Virtual Money (Tiền ảo)

Các tựa game LMHT hay LQ,... hay tạo ra các sự kiện khuyến khích nạp tiền vào để sở hữu vật dụng trong đó
Các tựa game LMHT hay LQ,... hay tạo ra các sự kiện khuyến khích nạp tiền vào để sở hữu vật dụng trong đó

Tiền ảo tạo ra từ công nghệ dùng để phục vụ cho mục đích nào đó ở thế giới ảo (những trò game) chứ không hề được sử dụng ngoài thực tế. Tuy nhiên, để sử dụng được tiền ảo trong thế giới ảo, người dùng phải bỏ tiền pháp định (Fiat money) ra để mua.

Ví dụ: bạn nạp Kim Nguyên Bảo vào trò Võ Lâm để mua vũ khí, cường hóa đồ,...; bạn nạp tiền vào Vina Game để có tiền ảo mua skin cho nhân vật của mình trên Liên Minh Huyền Thoại; hay bạn nạp tiền để quy đổi ra 1 loại tiền ảo khác trong 1 game đánh bài hay cá độ nào đó.

 Tiền ảo là cấp độ yếu nhất của tiền điện tử, bởi lẽ sự đồng thuận trong sử dụng loại tiền này hầu như bằng 0 (ngay cả là khi chơi game thì bạn cũng phải bắt buộc để nạp chứ không bao giờ muốn mất tiền để có chúng).

Từ khái niệm 3 loại tiền, hãy cùng Ngốc tìm hiểu cách thức người dùng dễ bị FOMO bởi 2 sàn Huobi và XT như thế nào nhé!

Đầu tiên, cộng đồng Pi thủ đã quá kỳ vọng vào một đồng tiền ảo (virtual money) có tên là Pi được thành lập bởi Nicolas Kokkalis và Chengdiao Fan. Cả Kokkalis và Fan đều có bằng tiến sĩ từ Đại học Stanford ở Hoa Kỳ, trong đó Kokkalis có bằng khoa học máy tính và Fang có bằng tiến sĩ nhân học điện toán.

Dù được tạo ra từ những sinh viên ưu tú có bằng tiến sĩ như thế nhưng thật chất Pi cũng chỉ là một đồng tiền ảo bởi vì:

- Không có sự đồng thuận giao dịch trao đổi nào ngoài thực tế (nếu có thì hiện tại vẫn phải tốn tiền fiat để mua Pi từ người khác).

- Có thể tự đào Pi bằng điện thoại mà không cần mạng internet, trong khi công nghệ blockchain bắt buộc phải thực hiện các giao thức trên internet để có thể liên kết các đoạn mã theo dạng chuỗi với nhau (thậm chí muốn đào được Bitcoin, dân công nghệ phải lập ra hẳn một ngành công nghiệp mining với những máy móc tân tiến hoạt động liên tục hàng giờ, hàng ngày).

Tuy nhiên, nếu cộng đồng Pi cứ tiếp tục đào và sở hữu đồng tiền ảo này thì câu chuyện sẽ không có gì ảnh hưởng đến hòa bình nhân loại 😆.

Cho đến khi cả XT và Huobi đều muốn FOMO nhà đầu tư cùng một cách đó là tạo ra những mã hóa (cryptocurrency) cũng với tên gọi là Pi và tung tin ảo đó chính là đồng Pi mà các Pi thủ đang nắm giữ.

Nếu Pi thủ nghe theo và tham gia vào 2 sàn này, số lượng users của 2 sàn sẽ tăng lên đáng kể, đẩy theo đó là uy tín đồng Pi họ tự tạo ra cũng tăng lên, sau đó ai đầu tư vào đồng Pi của họ sẽ bị úp bô rất hoành tráng 😁.

Có lẽ, những nhà sáng lập nên Pi đã đánh hơi ra chiêu trò đó nên họ đã phát thông báo chính thức trên trang Twitter của chính mình rằng: "Pi chưa bao giờ hợp tác với bất cứ sàn nào cả". 

Tuy nhiên, người tội nghiệp nhất lúc này lại là các Pi thủ khi họ biết thêm được thông tin rằng đồng tiền ảo mà họ đang nắm giữ hiện tại vẫn chưa đáng giá đến 1 xu.



Không có nhận xét nào