Kiến Thức Dạo

Kiến Thức Dạo
Dạo Chơi Cùng Kiến Thức

Bản Tin Mới

Three Arrows Capital và 3 bài học sử dụng đòn bẩy trong đầu tư tài chính

    


#Blockchain, #Crypto những thuật ngữ không còn xa lạ đối với nhà đầu tư trong kỷ nguyên mới với hàng loạt những biến động khủng của công nghệ và tài chính.

Rất nhiều nhà đầu tư đã phất lên chỉ trong vòng 1 đến 2 tháng, thậm chí là vị thế của họ trong xã hội đã thay đổi khi tham gia vào thị trường tài chính 4.0 này.

Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư (thậm chí là những quỹ lớn) trên thị trường này đã và đang hứng chịu những nổi đau quá lớn.

Câu chuyện từ quỹ đầu tư Three Arrows Capital sau đây là ví dụ điển hình cho vấn đề trên.

Three Arrow Capital là gì? Tại sao tổ chức nổi tiếng đến như vậy trong giới đầu tư công nghệ lại vỡ nợ?

Đầu tiên, hãy cùng Ngốc tìm hiểu thêm về Three Arrows Capital nhé!

Three Arrows Capital được thành lập năm 2012, bởi Zhu Su và Kyle Davies có trụ sở tại Singapore, nổi lên với nhiều thương vụ đầu tư giá trị lớn vào tài sản kỹ thuật số.

Năm ngoái ông Zhu Su từng dự đoán rằng: "Đồng tiền số lớn nhất thế giới có thể đạt 2,5 triệu USD một đồng". Nhưng vào tháng 5 năm nay, khi thị trường tiền số bắt đầu suy thoái, Zhu đã thừa nhận trên Twitter rằng luận điểm trên của mình đã "sai một cách đáng tiếc". (Theo VNExpress).

Vậy tại sao 1 quỹ đầu tư lớn và có danh tiếng như Three Arrows Capital lại bất ngờ ngã ngựa trên thị trường crypto?

Câu chuyện bắt đầu từ ngày 14/6 khi Zhu Su - Gíám Đốc Điều Hành và nhà Đồng Sáng Lập của Three Arrows Capital bất ngờ xóa tài khoản Instagram và im hơi lặng tiếng trên Twitter làm rộ lên tin đồn vỡ nợ của 3AC.

Theo các chuyên gia crypto và các tài khoản Twitter lớn trên thị trường đã nhận định, sự kiện dump mạnh của LUNA-UST đã khiến tài khoản của Three Arrows Capital bốc hơi hơn 600 triệu USD. Hơn thế nữa, quỹ đầu tư này đã có động thái qua mặt nhiều nhà đầu tư và các quỹ lớn khác khi dùng số tiền vay mượn từ họ để đầu tư tiếp vào Anchor mà không thông báo đến bất kỳ ai.

Tài khoản có tiếng về #crypto Fatman đã bộc bạch

Tài khoản có tiếng về #crypto Fatman đã bộc bạch

Không dừng lại ở vấn đề thua ở game Luna, việc phá sản của một quỹ đầu từ có vốn hóa lên đến 18 tỷ USD này còn đến từ việc sử dụng đòn bẩy tài chính không hiệu quả. Điều này bắt đầu qua việc lấy khoản vay ETH (Etherium) của 3AC ở công ty tài chính này thế chấp cho một công ty tài chính khác, và tiếp tục hành vi trên nhiều lần để mong gỡ lại những gì đã mất. Tuy nhiên, việc thị trường crypto liên tục khủng hoảng dẫn đến giá Bitcoin và Etherium giảm đến chóng mặt, một lần nữa khiến Three Arrows khốn đốn.

Cuối cùng điều gì đến cũng đến, khi mới đây Công ty môi giới tài sản kỹ thuật số Voyager Digital đưa ra thông báo rằng Three Arrows Capital không thể chi trả nổi cho khoản vay khoản vay 350 triệu USD bằng stablecoin được gắn với USD - USDC và 15.250 Bitcoin trị giá khoảng 323 triệu USD theo giá hiện hành vào những ngày cuối tháng sáu.

Tài khoản CryptoWhale đã đưa tin về mối quan hệ giữa 3AC và Voyager Digital

Tài khoản CryptoWhale đã đưa tin về mối quan hệ giữa 3AC và Voyager Digital

Bài học cho những nhà đầu tư trên thị trường #crypto nói riêng và tài chính nói chung sau câu chuyện của Three Arrows Capital

1. Không sử dụng đòn bẩy liên hoàn

Đòn bẫy tài chính là giải pháp hữu hiệu hỗ trợ nhà đầu tư sở hữu nhiều hơn các sản phẩm tài chính như: chứng khoán, forex, đồng tiền crypto,... với một số vốn thấp hơn rất nhiều giá trị thực của chúng.

Ví dụ đơn giản của việc sử dụng đòn bẫy tài chính là: bạn đang có 100 triệu đồng và cổ phiếu A niêm yết trên thị trường chứng khoán với giá 100 ngàn đồng. Lúc này:
  • Nếu bạn không vay công ty chứng khoán thì với số tiền hiện có, bạn chỉ có thể sở hữu được 1000 cổ phiếu của công ty A (không kể đến phí giao dịch, thuế,...)
  • Nếu bạn dùng chính 1000 cổ phiếu đó làm tài sản thế chấp để vay công ty chứng khoán thêm 100 triệu đồng nữa, lúc này bạn nợ công ty chứng khoán 100 triệu đồng và sở hữu 2000 cổ phiếu công ty A.
Việc bạn vay tiền từ công ty chứng khoán để sở hữu nhiều cổ phiếu hơn là bạn đã áp dụng đòn bẩy tài chính (dân tài chính hay gọi là vay margin).

Thông thường, mỗi công ty chứng khoán sẽ có 1 danh sách riêng những cổ phiếu nào được cấp margin và cấp với tỉ lệ bao nhiêu cho mỗi cổ phiếu nhất định. Tuy nhiên, tỉ lệ margin cũng không quá cao và khó có thể gấp 10 lần tài khoản của bạn.

Trường hợp này lại ngược lại ở thị trường #crypto khi mà các đồng coin có thể tăng lên gấp nhiều lần trong thời gian ngắn. Điều này đồng nghĩa với việc tỉ lệ margin được cấp cho nhà đầu tư sẽ cao hơn (có thể lên đến 50 lần hoặc 100 lần tùy sàn giao dịch).

Câu chuyện của Three Arrows Capital - sử dụng liên hoàn đòn bẫy tài chính

Sau sự việc mất 600 triệu USD, dường như 3AC vẫn không rút ra được bài học cho mình. Trái lại, họ tiếp tục đầu tư theo chiến lược "Được ăn cả - ngã về 0" khi liên tục dùng đòn bẫy tài chính ở khắp các công ty cho vay hoặc quỹ đầu tư #crypto khác như  BlockFi, FTX, Deribit và BitMEX.

Điều này đã dẫn đến việc khi thị trường #crypto đã hổn loạn và giảm sâu đến mức Bitcoin giảm xuống hơn 70% giá trị của mình.

Điều tương tự cũng xảy ra với Etherium - đồng mà 3AC nắm giữ và sử dụng margin nhiều nhất. Chính vì thế, các ông lớn đã cho 3AC vay lúc này bắt buộc phải đồng loạt đóng vị thế và yêu cầu 3AC phải thanh toán khoản margin đã vay.
Việc dùng đòn bẫy liên hoàn đã ảnh hưởng lớn đến tài khoản giao dịch của Three Arrows Capital

2. Phải có chiến lược bảo toàn vốn hiệu quả

Margin là con dao hai lưỡi, vì thế khi sử dụng chúng, nhà đầu tư cần tính toán chính xác số tiền vốn, số tiền mình có sau khi nhận margin và lãi vay margin để có kế hoạch bảo toàn vốn phù hợp.
  • Đối với thị trường chứng khoán
Ví dụ: ở sàn công ty chứng khoán HSC, lãi suất margin được tính trung bình là 0.04%/ngày, tức lên đến 14,5%/12 tháng.  Đây là mức lãi suất khá lớn (gấp đôi gửi tiết kiệm ngân hàng). 

Vậy giả sử nhà đầu tư được x2 tài khoản (tỷ lệ cho vay margin là 100% - rất hiếm và hầu như không có) với số tiền vay 100 triệu đồng nâng tổng số vốn bạn sở hữu là 200 triệu đồng như trên và lỗ 15%, bạn phải:
- Trả cho công ty chứng khoán lãi 14,5 triệu đồng. 
- Trả khoản tiền bạn thua lỗ 15%/năm tương ứng 30 triệu. 
- Trả lại cho công ty chứng khoán vốn vay 100 triệu đồng.
=> Mất một số tiền tương đương 44,5 triệu đồng/năm.
Tuy nhiên, giả sử bạn đạt được khoản lãi sau 1 năm là 15% thì:
- Số tiền lãi đó sẽ được nhân đôi tương ứng với 1 năm bạn lãi được 30 triệu trên vốn (vốn chủ và vốn vay margin).
- Trả cho công ty chứng khoán số tiền vốn 100 triệu đã vay.
- Trả cho công ty chứng khoán lãi suất 14,5 triệu.
=> Bạn sẽ lãi 15,5 triệu.
Vì thế, nếu nhà đầu tư ước tính mình đầu tư không margin đạt được mức lãi suất tối thiểu 15%/năm (100 triệu lãi 15 triệu), hãy tự tin sử dụng margin để gia tăng lợi nhuận của mình. Đây cũng là chiến lược bảo toàn vốn hiệu quả nhất ở thị trường này.
  • Đối với thị trường #crypto
Câu chuyện cũng tương tự với các sàn giao dịch crypto, ví dụ bạn vay margin với lãi tương tự chứng khoán là 14,5%/năm và được x20 tài khoản (bỏ 100 triệu nhận 2 tỷ). Vậy với 100 triệu bạn phải trả mỗi năm 175 triệu 500 ngàn tiền lãi cho sàn giao dịch crypto đó. 

Điều đó dẫn đến việc cháy tài khoản rất cao do tiền lãi lúc này đã vượt qua số vốn bạn có chưa kể đồng coin có thể đột ngột giảm giá gấp đôi, ba, bốn lần là chuyện bình thường. 
Vì thế đối với thị trường crypto, chiến lược bảo toàn vốn an toàn nhất là "bạn không được phép lỗ".
Tuy nhiên, giả sử bạn đạt khoản lãi 15%/năm thì số tiền lãi bạn nhận được cũng x20 là 300 triệu, lúc này bạn chỉ trả lãi 175 triệu 500 ngàn cho sàn crypto và nhận lãi lên tới 124 triệu 500 ngàn đồng.

Câu chuyện của Three Arrows Capital - không có chiến lược bảo toàn vốn nên thiệt hại rất cao

Như cách tính trên, chỉ cần margin x20 thì khả năng cháy tài khoản của nhà đầu tư đã mất rất cao. Trong trường hợp của Three Arrows Capital, họ vay margin ở nhiều công ty khác nhau (cứ cho mỗi công ty cho họ margin x20 như cách tính trên, chỉ cần 2 công ty call margin thôi là họ sẽ gần như mất trắng số tiền đầu tư của mình.

Tệ hơn nữa, không như chứng khoán (giá của một đồng coin có thể đột nhiên mất đi trên 70% giá trị chỉ trong vài phút) điều đó khiến ban lãnh đạo của 3AC khó mà trở tay kịp và ngày càng chìm vào nợ nần, cuối cùng họ buộc phải đăng ký phá sản.
Three Arrows Capital phá sản là hệ quả của việc không tính trích lập dự phòng quỹ và có chiến lượt bảo toàn vốn hiệu quả 

3. Không FOMO quá nhiều vào tin tức hoặc từ ý kiến cá nhân của một ai đó

Việc đầu tư bao giờ cũng vậy, phải luôn đi kèm với rủi ro không ít thì nhiều. Tuy nhiên, nếu chúng ta (những nhà đầu tư) không nắm cho mình những kiến thức nền tảng vững chắc thì sẽ rất dễ bị nghe theo sự cám dỗ của người khác, bị họ thao túng và dẫn đến mất tiền.

Hiện tượng FOMO là chiêu bài rất phổ biến mà những đội lùa gà chứng khoán hay sử dụng để tạo nên cảm giác mình đã bỏ lỡ 1 cơ hội béo bở cho nhà đầu tư. Trường hợp của cổ phiếu họ FLC và trường hợp ông Trịnh Văn Quyết bị bắt mới đây là 1 ví dụ điển hình. Trước khi vụ Trịnh Văn Quyết diễn ra, công ty này có lúc được báo chí đánh giá rất cao và nó gần như là 1 quả bom nổ chậm với nhà đầu tư.

Một bài viết của admin group Hội Anti Lùa Gà Chứng Khoán đã kể về vấn đề Trịnh Văn Quyết

Một bài viết của admin group Hội Anti Lùa Gà Chứng Khoán đã kể về vấn đề Trịnh Văn Quyết

Câu chuyện của Three Arrows Capital - bị cuốn theo vòng xoáy của Luna

Nguồn cơn của sự phá sản nằm ở việc 600 triệu USD của quỹ 3AC đã mất sau khi Luna tuyên bố sụp đổ và Do Kwon cũng trở nên trắng tay.

Việc Anonymous cảnh báo Do Kwon gần đây và sự kiện giá của Lunac lên ngay một mạch ngày sau đó cũng phần nào đã nói lên được dự án scam mà anh này đã lập ra để FOMO nhà đầu tư vào dự án đó.

Không chỉ riêng 3AC, một số Anh Chị đầu tư tại thị trường Việt Nam cũng có lúc bị cuốn theo dự án ma Luna đó và mất rất nhiều tiền.


Không có nhận xét nào