Kiến Thức Dạo

Kiến Thức Dạo
Dạo Chơi Cùng Kiến Thức

Bản Tin Mới

Hiệu ứng FOMO (Fear Of Missing Out) là gì?


    
       
 
Chào các bạn, Ngốc của Kiến Thức Dạo đã quay trở lại đây! Kỳ trước chúng ta đã nói về những giá trị thực tế phải bỏ ra để sở hữu một chiếc xe ô tô "xịn xò" và song song đó thì chúng ta cũng đã lướt qua ứng dụng MyAladdinz với tính năng hoàn tiền lên đến 80% khi mua bất kì sản phẩm nào. Và cho dù điều đó hoang đường là thế, ấy vậy mà vẫn có rất nhiều người tin và tham gia. Và như đã đề cập thì đó xuất phát từ hiệu ứng FOMO. Và như đã hứa thì hôm nay Big E sẽ nói về hiệu ứng FOMO (Fear Of Missing Out) hay có thể nói nôm na là hiệu ứng khiến con người tin rằng người khác luôn vui vẻ, hạnh phúc hơn mình. 
            
VẬY ĐÂU LÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HIỆU ỨNG FOMO?

Hiệu ứng này được sinh ra do trí tưởng tượng của con người, nó khiến chúng ta đưa ra những quyết định dựa trên cảm tính chứ không phải nhu cầu thực tế hay mong muốn bản thân. Bất kỳ ai cũng mắc phải FOMO, không theo cách này thì cũng cách khác. Chỉ có điều là chúng ta hướng tới những mong muốn khác nhau, với một số người có thể là địa vị, danh tiếng, ... còn ở tập trước chúng ta có thể thấy đã có vô số nguời đã vướng phải cạm bẫy MyAladdinz chỉ vì một ước muốn đó có được những của cải vật chất đắt tiền mà lại còn được hoàn tiền lên đến 80%. 
            
MỘT VÀI DẤU HIỆU ĐIỂN HÌNH CỦA NGƯỜI MẮC HIỆU ỨNG FOMO

Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà tâm lý học đã đúc kết và đưa ra 6 triệu chứng tiêu biểu của hiệu ứng FOMO. Đầu tiên, một trong những triệu chứng điển hình của người mắc FOMO đó là không thể rời mắt khỏi màn hình điện thoại. khi bạn đang hòa trong đám đông nhưng vấn dí mắt vào điện thoại, băng qua đường mà không thèm nhìn, hay tệ hơn là cứ làm mới newsfeed mạng xã hội khi thực tế bạn biết rõ nó chẳng có gì mới, khi đó bạn chắc chắn đã mắc phải hiệu ứng FOMO

Dấu hiệu kế tiếp mà có thể là rất nhiều người của chúng ta đang làm hằng ngày, đó là chụp hình bất cứ thứ gì. Tất cả chúng ta đều có một người bạn mà luôn bắt chúng ta dừng vài giây để chụp lại một chiếc bánh xinh xinh, hay là nhờ chúng ta chụp lại giúp họ những bức ảnh tự sướng để khoe khung cảnh hay những "bộ cánh" mới lung linh. Nếu nhóm bạn của bạn rất lâu rồi mới gặp và cùng chụp lại những khoảnh khắc đó, hay thấy những món ăn vô cùng đặc biệt thì mọi thứ bình thường, tuy nhiên nếu đó được xem như thói quen và chỉ để đăng mạng xã hội thì đích thực là dấu hiệu của FOMO. Thêm nữa, đôi khi nó làm khó chịu đến những người xung quanh đó!

Kế đến, đó là bạn không thể nói "KHÔNG". Thoạt nghe qua, thì có vẻ là rất khó hình dung và khá là chung chung, nhưng thật sự là như vậy. Không thể "Say No" cũng là một dấu hiệu của người mắc hiệu ứng FOMO. Đôi khi, không hẳn là bản thân bạn không dám từ chối những lời mời, yêu câu hay đề xuất từ người đối diện, mà là một cảm giác sợ vụt mất một cơ hội, hay thứ gì đó mà chắc chắn sẽ rất thú vị. Ví dụ như hội bạn thân rủ bạn đi một quán bar rooftop thật chill, dù bạn đang rất bận với các công việc còn đang dang dở, nhưng bản thân bạn vẫn không thể từ chối. Vâng! đó là dấu hiệu của hiệu ứng FOMO đấy!

Hay chúng ta cũng có thể kể đến một dấu hiệu thứ năm được đề cập ở đây đó là bạn không để bất cứ điều gì ngăn cản các dự định và kế hoạch của mình, kể cả bệnh tật. Nghe tới đây, ắt hẳn sẽ có một sẽ người sẽ thắc mắc tại sao cố gắng nỗ lực vượt lên khó khăn bất chấp bệnh tật thì lại là triệu chứng FOMO? 

Và dấu hiệu cuối cùng, đó là bạn sẵn sàng chi khoản tiền khổng lồ cho những thứ bạn không đủ khả năng.  

VÀ LỜI KHUYÊN DÀNH CHO BẠN LÀ ...
            
Việc luôn cập nhật và theo dõi mọi người, sự việc và sự vật xung quanh thực chất là không hề sai. Và đó chính là một trong những lí do tạo nên mạng xã hội (kể cả điện thoại, bưu tín, và những phương tiện liên lạc trước đó). Nhưng hãy nhớ, có rất nhiều thứ còn quan trọng hơn là việc bạn suốt ngày bị bao quanh bởi những người bạn "ảo" và công đồng mạng. Hãy tập trung phát triển tư duy bản thân và có định hướng cho mình, hãy tập cách tách biệt rạch ròi giữa cuộc sống đời thực và đời sống "ảo". Như vậy bạn sẽ dễ dàng đá văng những cạm bẫy đến từ hiệu ứng FOMO. 

Qua câu chuyện của MyAladdinz và hiệu ứng FOMO, chúng ta lại chợt nhớ lại thời điểm Nguyễn Thái Luyện và câu chuyện kinh doanh đa cấp của công ty Alibaba, bên mình cũng từng có một bài viết về vấn đề này, bạn có thể xem lại qua link bên dưới: 

Nhưng Big E đã có giải pháp dành cho bạn đó là mô hình Affilate của chúng tôi! Mô hình này của Big E đã tạo hiệu ứng tích cực qua các sản phẩm chất lượng đến từ các thương hiệu như hàng điện tử Big E, Quần TP-Menswear, nước hoa Charme,... Hãy cùng đón xem kỳ kế tiếp để hiểu hơn nhé!

Không có nhận xét nào