Kiến Thức Dạo

Kiến Thức Dạo
Dạo Chơi Cùng Kiến Thức

Bản Tin Mới

Nguyễn Thái Luyện và câu chuyện về kinh doanh đa cấp

Nguyễn Thái Luyện và bài học về kinh doanh đa cấp Ponzi


Quyết tâm! Quyết tâm! Quyết tâm! nghe quen quen không các bạn? Có đoán được là mô hình kinh doanh nào không?

Xin chào, lại là Ngốc với muôn vàn kiến thức muốn chia sẻ và học hỏi từ mọi người đây. Mấy ngày này, nhân vật Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần địa ốc Alibaba và 40 tên cướp, ấy nhầm chỉ Alibaba thôi 😂😂😂) đã làm nóng cộng đồng mạng và báo chí quá rồi phải không? và ngày hôm nay, Ngốc xin chia sẻ một kiến thức về kinh doanh đa cấp và các biến tướng của nó qua nhân vật tự cho mình thông minh và giỏi hơn cả Gia Cát Lượng này nhé!!!

Rồi, quay trở lại câu chuyện ở phần đầu. Phần lớn khi nghe đến các câu khẩu hiệu tương tự như vậy đều nghĩ ngay đến 1 loại hình mà cho dù là già hay trẻ đều cảm thấy dị ứng đó là "Đa cấp" 

Vậy kinh doanh đa cấp là gì? Nó có là phạm pháp hay không? Áp dụng như thế nào là đúng? Hãy cùng Ngốc chia sẻ gốc nhìn và tìm hiểu thêm về mô hình vốn dĩ rất hay nhưng đã bị tha hóa này nhé!


Tiếp thị đa cấp là gì?

Theo Wikipedia thì Đa cấp có tên tiếng anh là Multi-Level Marketing hay còn gọi là tiếp thị theo mạng lưới (Network Marketing) là một chiến lược tiếp thị để bán sản phẩm và/hoặc dịch vụ đang gây tranh cãi. Doanh thu của công ty kinh doanh đa cấp có nguồn gốc từ lao động không phải trả lương (được gọi là "người bán hàng", "nhà phân phối", "tư vấn viên", "chủ doanh nghiệp độc lập", v.v...) bán các sản phẩm/dịch vụ của công ty, trong khi thu nhập của người tham gia bắt nguồn từ một hệ thống hoa hồng hình kim tự tháp.
Mô hình kinh doanh đa cấp
Mô hình kinh doanh đa cấp
Theo như mô hình này, người sáng lập sẽ cố gắng kiếm tìm cấp dưới của mình, đào tạo cho họ bán hàng và sau đó nhận tiền hoa hồng 1 phần nào đó từ phía cấp dưới của mình.


Điểm mạnh của kinh doanh đa cấp

Mô hình này có một điểm mạnh rất lớn là tận dụng được lợi thế marketing truyền miệng (một loại hình marketing mang lại lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp kể cả thời đại 4.0 hay các thời đại trước. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, sản phẩm của nhà cung cấp phải là những sản phẩm tốt, có chất lượng và kiểm chứng cụ thể.

Một ví dụ điển hình là nhân viên nhãn hàng Amway luôn tổ chức các buổi hội thảo để tuyển thêm nhân viên tuyến dưới cho mình và luôn thử nghiệm tính năng của sản phẩm trước mặt người được họ gọi tới buổi hội thảo đó. Nếu như, người tham gia không trở thành nhân viên bán hàng cho Amway, thì ít nhất họ cũng đã được trải nghiệm thử các sản phẩm mà Amway cung cấp và có thể sẽ truyền miệng lại cho bà con, bạn bè của mình mua hàng từ nhãn hàng đó của Amway. Còn giả sử, người tham gia thấy thuyết phục, họ bắt đầu nói rõ hơn về mô hình kinh doanh và cách thức tìm kiếm các nhân viên cấp dưới để người tham gia trở thành thành viên bán hàng cho Amway và thành cấp dưới của người mời họ.

Một ưu điểm nữa của mô hình marketing này, đó là doanh nghiệp tốn chi phí rất thấp nhưng lại mang lại lợi nhuận rất cao từ các nhân viên được chia theo cấp bậc của họ. Tưởng tượng mà xem, hàng năm Closeup và Colgate tốn bao nhiêu tiền cho các TVC của họ. Trong khi Glister của Amway vẫn được các nhân viên của Amway đưa đến từng nhà mà chẳng tốn một chút tiền bạc nào cho quảng cáo. Có chăng cũng chỉ là tiền cho các buổi hội thảo, nhưng Ngốc nghĩ làm sao bằng quảng cáo TVC được nhỉ???

Sự khác biệt giữa marketing đa cấp và markeing truyền thông
Sự khác biệt giữa marketing đa cấp và markeing truyền thông


Điểm yếu của kinh doanh đa cấp

Nói điểm mạnh nhiều rồi, vậy thì điểm yếu của mô hình kinh doanh đa cấp là gì nhỉ?

Điểm yếu thứ nhất của mô hình kinh doanh này đến từ chính điểm mạnh của nó. Rồi để Ngốc phân tích nhé. Bạn làm gì để kiếm được cấp dưới bán hàng thay mình? Nếu như có tâm và làm đúng như những gì mà các mô hình kinh doanh đa cấp chính thống đang làm, bạn sẽ tổ chức training cho nhân viên cấp dưới, đồng thời cũng phải đi bán để tự tăng doanh số cho mình.

Tuy nhiên, do cơ chế quản lý lỏng lẻo, một số công ty đa cấp tìm mọi cách dụ dỗ, lôi kéo cho bằng được các con mồi tham gia vào hệ thống của mình bằng các khe hở của chính mô hình này. Họ tuyên truyền về một cuộc sống trong mơ, không làm gì và chỉ cần bỏ 1 số tiền ra mua sản phẩm (kể cả không dùng) để tích lũy điểm số cấp bậc và nhận lãi từ những người đến sau theo mô hình biến tướng Ponzi (sẽ được Ngốc trình bày trong phần sau).

Hơn thế nữa, với sự phát triển của 4.0 và Internet, mô hình Ponzi đã tự nó phát triển theo nhiều hình thức khác nhau như: đầu tư siêu mạo hiểm (high yeild investment), tiền ảo đa cấp,...

Cái dở nữa đa cấp là phương thức truyền đạt của họ. Họ thường lấy ví dụ điển hình từ những quyển sách self help (giúp đỡ tự thân) để truyền đạt và ru ngủ, mê hoặc con mồi về một tương lai "không làm gì cũng có ăn". Là một người không phải là đọc quá nhiều, nhưng cũng có chút kinh nghiệm về những quyển sách như thế. Theo Ngốc thì kiến thức bên trong những cuốn sách đó sẽ hữu ích nếu biết cách đọc đúng. Ngốc sẽ hướng dẫn các bạn cách đọc sách self help hoặc kĩ năng cho các bạn.

Quay trở lại bán hàng và marketing đa cấp, họ đã lợi dụng những kiến thức trong đó và tuyên truyền cho những người không biết gì, học biết nhưng không quan tâm nhiều lắm, chỉ quan tâm đến tiền thôi :)).   Lòng tham con người là thứ mà những người đa cấp lừa đảo hướng tới trong quá trình chiêu dụ cấp dưới cho họ. Vì đánh vào lòng tham đó, những người dụ dỗ, lôi kéo thường phải huyễn hoặc mình là 1 doanh nhân thành đạt, áo vest, đi xe con,... để làm miếng mồi ngon cho người tham gia sau.

Biến tướng của marketing và kinh doanh đa cấp thời trước và trong giai đoạn 4.0

Mô hình Ponzi (marketing đa cấp lừa đảo) trước 4.0

Những người được cho là bị lừa bởi đa cấp thường bị dụ dỗ bởi mô hình kinh điển này.

Được phát minh từ Charles Ponzi, nhà tài phiệt người Hoa Kỳ gốc Ý. Mô hình trên là mô hình lừa đảo đa cấp tồn tại lâu nhất và làm rúng động cả thế giới với những khoản tiền lừa đảo rất lớn lên đến hàng tỷ đô. Vụ lừa đảo của Allen Stanford (Mỹ) năm 2004-2009 là minh chứng rõ nét nhất cho mô hinh lừa đảo trên. Khi đó, Allen thu về gần 7 tỷ USD với việc cam kết đầu tư giá trị lợi nhuận rất cao cho những người trong tháp Ponzi (11%-15%/năm khi ấy).


Charlez Ponzi (Nguồn Wikipedia)
Charlez Ponzi cha đẻ của mô hình kinh doanh lừa đảo mang tên chính ông
(Nguồn Wikipedia)

Allen Standford khi bị bắt để điều tra năm 2009 về hình thức kinh doanh lừa đảo kiểu "mô hình Ponzi"
Allen Stanford khi bị bắt để điều tra năm 2009 về hình thức kinh doanh lừa đảo gần 7 tỷ USD của hơn 50.000 người kiểu "mô hình Ponzi"

Bản chất của mô hình Ponzi là lợi dụng những sơ hở của marketing đa cấp để chiêu dụ người tham gia đầu tư vào một mô hình kinh doanh nào đó không có thật (hoặc làm ra vẻ có thật). Do không có thật, nên doanh thu và lợi nhuận từ mô hình trên đến từ việc xây dựng một mạng lưới đa cấp thật nhiều người để lấy tiền người sau trả cho người trước. Do đó, người được hưởng lợi nhất là những người đầu tiên theo mô hình, càng về sau, bạn càng nhận rủi ro càng lớn.

Dẫn chứng 3 công ty nổi tiếng áp dụng mô hình Ponzi ở Việt Nam: 

1/ Công ty Liên Kết Việt
Logo công ty Liên Kết Việt



2/ Công ty Lô Hội
Logo công ty Lô Hội


3/ Mới đây nhất là tập đoàn địa ốc Alibaba do anh Gia Cát Lượng Việt Nam đứng đầu với slogan "Thật đơn giản" ý muốn ám chỉ để lừa được bạn thật đơn giản, những người ham lợi nhuận😂😂😂
Logo công ty địa ốc Alibaba
Với cùng thủ thuật của Allen Standford và Charlez Ponzi, các công ty này cũng dụ dỗ khách hàng mua hoặc đầu tư vào các sản phẩm "tưởng như là thật và ngon ăn" của mình hứa hẹn với khách hàng sẽ trả lãi rất cao (11-30%/năm cho mặt hàng mỹ phẩm và thực phẩm chức năng và 30-40%/năm cho ngành bất động sản) 

 Cách để thoát khỏi những hình thức markeing và kinh doanh đa cấp biến tướng đó là hãy cảnh giác với những lời mời gọi đầu tư, kinh doanh mà tỷ lệ lợi nhuận cực cao (11-trên 40%/năm).
Hãy nhớ ngay câu hỏi này trước khi đầu tư: Họ lấy tiền từ đâu để trả lãi cho bạn?  

Mô hình Ponzi áp dụng 4.0 

Những tưởng sau các vụ lừa đảo kinh điển của Charles Ponzi hay Allen Stanford đã làm suy tàn mô hình này.

Tuy nhiên, sức mạnh của cách mạng 4.0 làm cho mô hình này càng có nhiều hình thức và biến tướng, khó kiểm soát hơn bao giờ hết.

Blockchain, công nghệ vẫn được cho là bước cải tiến của nhân loại trong việc kết nối các mạng lưới dữ liệu mạng với nhau. Từ đó giúp con người tìm được cũng như ứng dụng lại được các tài liệu cũ kết hợp với tài liệu mới để phát triển khối dữ liệu lớn cho mục đích nào đó. Vì thế nó rất hữu ích trong quá trình phát triển các ứng dụng có khối lượng data lớn và cần có cấp bậc theo thời gian để quản lý như các chuyến hàng của ngành logistic, các cơ sở giao dịch của ngành ngân hàng, các hóa đơn, hợp đồng dịch vụ,...(cái này Ngốc nói cho những ai chưa biết về công nghệ nhen. Anh/Chị nào rành về blockchain rồi thì hãy cho Ngốc xin thêm những góp ý về blockchain nhé :))

Lợi ích là như vậy, tuy nhiên, blockchain lại là thứ để các nhà tài phiệt tận dụng để tạo ra các sàn giao dịch tiền ảo "ảo" nhờ kết hợp với mô hình Ponzi huyền thoại. Từ đây, Việt Nam là mảnh đất màu nỡ để không những không cập nhật được về mô hình Ponzi, chúng ta còn bị dụ dỗ bởi những đồng tiền ảo trị giá cao và đồng lời khủng khiếp nữa chứ tha hồ mà dụ.😀😀😀

Dẫn chứng của ứng dụng block chain kết hợp với Ponzi tại Việt Nam: nếu search cụm từ đầu tư blockchain lừa đảo trên google, bạn sẽ thấy nhan nhãn những thông tin về vấn đề này.


 Nên đầu tư vào các kênh uy tín được chấp thuận bởi nhà nước và khi đã hiểu rất rõ về nó như: chứng khoán, forex và tiền ảo (khi đã chắc chắn sàn đầu tư uy tín và đặc biệt với tiền ảo thì hình thức tốt nhất là mua máy đào)
Không chỉ có blockchain, các quỹ đầu tư HYIP (High Yeild Investment Programms - Chương trình đầu tư siêu mạo hiểm) cũng là một kênh dụ dỗ khá lý tưởng và nhắm vào những người không có kiến thức đầu tư hay muốn kiếm tiền nhanh trong chốc lát. Nói đơn giản là những nhà tài phiệt này kết hợp Ponzi với sự phát triển của Internet tạo ra các chương trình đầu tư siêu lợi nhuận (cao hơn rất nhiều so với Ponzi và tiền ảo) để lấy tiền từ 6 tháng đến 2 năm cho 1 dự án nào đó. Thật ra, việc gia nhập vào các quỹ HYIP không phải lúc nào cũng tồi, nhất là thời gian đầu mới thành lập của quỹ đó, ví dụ điển hình như hiện tại đang có cơn sốt Orius Capital (một quỹ mà theo thông tin là ứng dụng AI vào đầu tư) ở Việt Nam và các nước châu Á của Hong Kong. Tuy nhiên, thông thường, các quỹ này thường không tồn tại quá 2 năm và thường bị đánh giá là "scam (lừa đảo)" khi không trả tiền cho người tham gia khi người chủ quỹ đã cảm thấy huy động đủ vốn. Ngay từ đầu, khi bạn đầu tư, nên tìm hiểu và biết rõ điều này.


 Đầu tư vào các HYIP trong giai đoạn đầu của dự án đó, nếu dự án đó đã hoạt động được hơn 6 tháng thì đừng nên tham gia hoặc rút hết tiền khi đã tham gia và đoạt được lợi nhuận nhất định). Thường thì các dự án này thường tổ chức các buổi hội thảo quy mô lớn để chiêu dụ (kể cả trên các nước phát triển như Singapore hay Hong Kong, Đài Loan), nên hãy tìm hiểu chứ đừng nên vội tin tất cả các dự án đó. 
#Ngốc_KTD

Không có nhận xét nào