Kiến Thức Dạo

Kiến Thức Dạo
Dạo Chơi Cùng Kiến Thức

Bản Tin Mới

Nguyên tắc 4P trong Marketing qua cách nhìn của Ngốc KTD


Xin chào, mình là Ngốc của Kiến Thức Dạo và chuyên mục Kinh Doanh Dạo. Mấy tuần qua mình đã giới thiệu cho các bạn các bài học từ Shark Tank và về các câu chuyện về kinh doanh đa cấp. Để qua các bài viết các bạn có thể học hỏi kinh nghiệm và hôm nay hãy đi tìm hiểu về nguyên tắc 4P trong Marketing trong cách nhìn của Ngốc KTD nhé.
Nguyên tắc 4P trong Marketing qua cách nhìn của Ngốc KTD

1. Đầu tiên hãy cùng tôi biết về Marketing trước khi tìm hiểu 4P trong marketing nhé:

Marketing là thuật ngữ xuất phát từ nước Anh, nó  là một từ có nghĩa khá rộng nên không có từ nào ở Việt Nam có thể định nghĩa nó một cách chính xác. Chính vì thế, bạn thường nghe người ta vẫn thường gọi là Marketing chứ không định nghĩa cụ thể nó ra từ tiếng Việt nào được.

Thực tế, theo những gì tôi từng trải nghiệm qua, làm marketing là quá trình quảng bá một sản phẩm của mình tới được khách hàng bằng mọi hình thức, kể cả online và offline. Tuy nhiên, việc cố ý đẩy các hình thức quảng bá sản phẩm lên trước tin sẽ gây khó chịu cho người đọc (khách hàng tiềm năng).

Muốn xây một căn nhà phải có nền móng vững chắc thì nhà mới không sập đổ. Cũng giống như việc làm marketing, muốn nó bền chắc theo thời gian phải xây dựng thương hiệu cho chính mình trước. Sau đó xây dựng chiến lược quảng bá sản phẩm phù hợp.

Ví dụ vấn đề làm thương hiệu này như sau: Một cái túi hàng hiệu sao lại đắt hơn cái túi ngoài chợ? Vậy vấn đề ở đây là gì? 

Trên thực tế, nhà sản xuất các chiếc túi hàng hiệu làm marketing quá tốt, họ dẫn dắt lỗi suy nghĩ của người mua, làm cho họ thấy mình thật sang trọng, quý phái khi sở hữu món đồ ấy (họ trưng bày ở những nơi đắt tiền, xây dựng các video làm nên 1 chiếc túi thủ công độc đáo, kể những câu chuyện thương hiệu liên quan đến đời sống xa hoa, thượng lưu...). 

Còn đối với hàng ngoài chợ (tất nhiên loại trừ đi một số món hàng chất lượng kém), có thể thấy về cơ bản vẫn có một số món hàng có chất lượng khá tốt, cũng được làm công phu từ những người thợ lành nghề. Tuy nhiên, những thương hiệu đưa hàng ra chợ không biết tạo giá trị cho những chiếc túi của mình, họ chỉ bán sản phẩm là cái túi chứ không bán câu chuyện đằng sau nó. 

Trong khi đó, như đã nói ở trên, những chiếc túi hiệu lại cho người mua cảm giác sung sướng khi sở hữu. Đó là sự khác biệt giữa người biết tạo thương hiệu và không. Và đó tất cả là lý do tại sao giá trị giữa 2 cái túi lại khác biệt.

Từ đây, chúng ta rút ra được 1 bài học đó là.
Nếu bạn bán cho khách hàng đồ vật nào đó, thì nó mãi là một món hàng. Ngược lại, nếu bạn bán sự trải nghiệm (sự hài lòng,  quý phái,...), khách hàng sẽ nhớ tới bạn và phát cuồng vì bạn.  
Như người xưa có câu "Làm hài lòng dân là có được thiên hạ", Hiện tại "Làm vừa lòng thị trường thì thiên hạ nằm trong tay" 

2. Nguyên Tắc 4P trong Marketing và qua cách nhìn của Ngốc KTD:

4P trong marketing là mô hình marketing bao gồm 4 yếu tố cơ bản: 
  • Product (Sản phẩm) 
  • Price (Giá cả)
  • Place (Địa điểm)
  • Promotion (Quảng bá)
Bốn yếu tố này (thậm chí sau này có 3 yếu tố nữa thành 7P tạo nên 1 chiến lược Marketing hỗn hợp (Marketing Mix) cho doanh nghiệp đó là: 
  • People (Con người), 
  • Process (Quy trình) và 
  • Physical Evidence (Cơ sở hạ tầng, vật chất)
 4P trong marketing mix



Từ kinh nghiệm đã trải qua trong quá trình chạy marketing cho các doanh nghiệp SME và shop bán hàng, tôi đã rút ra được nguyên tắc 4U (Understanding) để phục vụ cho việc làm hài lòng „Ngài Thị Trường (Sir Market)". 

4U (4 Understanding) ấy bao gồm:
  • Hiểu chính mình (Self Understanding)
  • Hiểu khách hàng (Understanding Customer)
  • Hiểu đối thủ (Understanding Opponents)
  • Hiểu mục tiêu và mục đích (Understanding Targets and Goals)
Để dễ hiểu hơn, Ngốc xin đưa ra hệ quy chiếu về nguyên tắc 4U (4 Understanding) cho cửa hàng bán điện thoại đến các bạn và sau đó Ngốc có bài tập cho các bạn là hãy điền hệ quy chiếu đó cho 3 cái „Hiểu“ còn lại nhé! Hãy lấy giấy ra điền vào và trả lời Ngốc ở phần comment bài viết này nhé! Bài tập này giúp bạn nhớ và hiểu nguyên tắc 4P đã được học luôn đó nhé!

+ Hiểu khách hàng (Understanding Customer)
. Theo tôi điều này là quan trọng nhất và nó giúp giải quyết tất cả các bài toán 7P  nhắm đến. Phải hiểu khách hàng thì bạn mới:
- Tìm đúng sản phẩm điện thoại  (Product) để đưa đến tay của khách hàng cho phù hợp với phân khúc khác hàng (khách hàng có thể là fan Apple, khách hàng thích điện thoại pin trâu,…).
-  Đặt đúng nơi và trưng bày sản phẩm cho phù hợp (Place) để hút khách hàng đến với sản phẩm điện thoại phù hợp (có kệ hàng theo hãng, theo tính năng, theo dung tích pin,…)
-  Đưa ra được mức giá (Price) phù hợp cho họ và phù hợp với sản phẩm và thời điểm bán sản phẩm.
-  Đưa ra chính sách thu hút, quảng bá (Promotion) phù hợp cho khách hàng mục tiêu: có thể là kể về những điểm mạnh của sản phẩm điện thoại đó hoặc chương trình khuyến mãi, ưu đãi phù hợp với sản phẩm điện thoại đó,... để giải quyết những vấn đề của khách hàng mục tiêu.
-  
Tìm được đội nhóm (People) phù hợp để thực hiện các chiến dịch tốt nhất nhằm quảng bá sản phẩm đến họ. Ví dụ: tìm được người thiết kế banner về chương trình khuyến mãi, người lập kế hoạch chương trình, người bán hàng tinh ý,…
-  Tìm được quy trình (Process) phù hợp để thực hiện mục tiêu chinh phục khách hàng muốn mua điện thoại theo nhu cầu của họ.
-  Tìm được đúng cơ sở hạ tầng, vật chất hỗ trợ (Physical Evidence) để thực hiện quy trình kể trên và tăng độ nhận diện thương hiệu của mình.

+ Hiểu đối thủ (Understanding
. Điều này cũng quan trọng không kém vì chỉ khi hiểu đối thủ, bạn mới có thể một số vấn đề giải quyết các bài toán 7P  nhắm đến. Phải hiểu đối thủ thì bạn mới
…..

+ Hiểu chính mình (doanh nghiệp, shop bán hàng, trang bán hàng,… của bạn)
. Như ở video clip nói về đối thủ, đối thủ lớn nhất của chúng ta là chính chúng ta, vậy nên hiểu chính mình trong nguyên tắc 4U hay 4 „Hiểu“ rất quan trọng. Phải hiểu chính doanh nghiệp mình, bạn mới:
…..

+ Hiểu mục tiêu và mục đích
Bạn có thể xem thêm bài viết „Phân biệt Chiến lược và chiến dịch – Mục đích và mục tiêu trong Marketing kế hoạch marketing“
. Bất kể một chiến dịch (rộng hơn là chiến lược) marketing ngắn hay dài hạn đều có mục tiêu và mục đích hướng đến sau cùng của nó, vì vậy việc hiểu được mục tiêu và mục đích đặt ra sẽ giúp cho bạn:
……
Đó là cách nhìn của Ngốc KTD còn bạn nghĩ sao, hay đóng góp ý kiến để xây dựng một cộng đồng về Marketing nhé.


Không có nhận xét nào