Kiến Thức Dạo

Kiến Thức Dạo
Dạo Chơi Cùng Kiến Thức

Bản Tin Mới

CÁC TÀI LIỆU CẦN CHUẨN BỊ ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH DIGITAL MARKETING CHO DOANH NGHIỆP

LẬP KẾ HOẠCH DIGITAL MARKETING CHO DOANH NGHIỆP PHẦN 1 - CÁC TÀI LIỆU CẦN CHUẨN BỊ

LẬP KẾ HOẠCH DIGITAL MARKETING CHO DOANH NGHIỆP PHẦN 1 - CÁC TÀI LIỆU CẦN CHUẨN BỊ

Thời gian gần đây khi lướt trên mạng xã hội Threads, một mạng xã hội dành cho gen Z với tham vọng cạnh tranh với X hay trước đây là Twitter của Elon Musk, Ngốc vô tình tìm thấy được một số dòng Threads quan tâm đến việc lập kế hoạch digital marketing cho doanh nghiệp.

Những bạn trẻ đang quan tâm đến việc lập kế hoạch digital marketing cho doanh nghiệp

Nhiều bạn đang quan tâm đến việc lập kế hoạch digital marketing cho doanh nghiệp

Để giải đáp những thắc mắc này, Ngốc và đội ngũ Kiến Thức Dạo Channel của Big E Co. đã cho ra mắt loạt series bài viết cũng như video YouTube nói về vấn đề này thông qua các dự án mà Big E Co. đã từng thực hiện và một vài dự án thành công khác. 

Bài viết hôm nay, Ngốc xin trình bày sơ lược những điều bạn cần chuẩn bị để bắt đầu một kế hoạch digital marketing cho doanh nghiệp.

Lập kế hoạch digital marketing cho doanh nghiệp là gì?

Tấm bản đồ trường đua F1

Trước khi bắt đầu tìm hiểu về việc lập kế hoạch digital marketing cho doanh nghiệp, Anh/Chị và các bạn hãy cùng Ngốc tưởng tượng mình như mình đang là 1 tay đua F1 trên tường đua và bắt đầu suy nghĩ về chặng đua sắp tới. Theo bạn, họ cần tìm hiểu về điều gì đầu tiên?

Câu trả lời sẽ là tấm bản đồ đường đua để có thể tính toán thật cẩn thận chiến lược điều khiển chiếc xe đua một cách hợp lý nhất qua đoạn đường bằng phẳng hoăc đầy những khúc cua của trường đua, và có thể giành lấy kết quả thuận lợi nhất cho bản thân và đội đua của mình.

Các tay đua F1 cần phải nghiên cứu thật kỹ bản đồ dường đua

Các tay đua F1 cần phải nghiên cứu thật kỹ bản đồ dường đua

Kế hoạch digital marketing cho doanh nghiệp là gì?

Tương tự như tấm bản đồ của cuộc đua mà một tay đua cần phải nắm vững trước khi bắt đầu cho xe lăn bánh trên đường đua, tấm bản đồ mang tên "Hành trình khách hàng" cũng là một thứ không thể thiếu đối với mỗi marketer. 
Từ tấm bản đồ này, các marketer có thể vẽ ra những định hướng cụ thể để hoàn thành chiến lược marketing tổng thể và đạt được mục đích đặt ra ban đầu của doanh nghiệp.
Trên hành trình đó, ở mỗi giai đoạn khác nhau, các marketer cần lập ra các chiến dịch và mục tiêu phù hơp để có thể vượt qua nó.
Ví dụ các chiến dịch digital marketing từ giai đoạn "Nhận biết" sang "Cân nhắc" sẽ khác với các chiến dịch từ giai đoạn "Cân nhắc" sang "Mua hàng".
Tương tự như bản đồ cuộc đua, kế hoạch digital marketing dựa trên Hành trình khách hàng cũng là thứ mà các digital marketer cần nắm

Tương tự như bản đồ cuộc đua, kế hoạch digital marketing dựa trên Hành trình khách hàng cũng là thứ mà các digital marketer cần nắm 

Lập kế hoạch digital marketing cho doanh nghiệp là gì?

Khái niệm về lập kế hoạch digital marketing cho doanh nghiệp

Là quá trình vẽ ra những định hướng trên tấm bản đồ "Hành trình khách hàng" bằng các chiến lược, chiến dịch digital marketing cụ thể như đã nói ở trên.

Sự khác biệt giữa "Chiến lược" và "Chiến dịch" trong kế hoạch digital marketing cho doanh nghiệp

Chiến lược digital marketing là gì?

Là những kế hoạch được vạch ra nhằm mục đích hoàn thành tấm bản đồ "Hành trình khách hàng", có 3 loại chiến lược digital marketing chính:
  • Performance Marketing (tiếp thị hiệu suất): 
Là hình thức quảng cáo tập trung vào kết quả cụ thể. Kết quả này thường dựa trên hành động chuyển đổi tức thì, có thể là lợi tức trên chi tiêu quảng cáo (ROAS), giá cho mỗi lần nhấp chuột (PPC) hay giá cho mỗi lần chuyển đổi (CPA). 
Performance Marketing được xem như một nhánh trong Digital Marketing. Nó thường được liên kết với công cụ tìm kiếm, phương tiện truyền thông xã hội, email và tivi. 
Các doanh nghiệp khi sử dụng Performance Marketing chỉ trả tiền cho publisher khi một kết quả cụ thể hoàn thành.

  • Brand Marketing (tiếp thị thương hiệu):
Là cách thức tiếp cận nâng cao với mục đích làm nổi bật sức mạnh, giá trị và cảm xúc cho một thương hiệu. 

Brand Marketing thường tập trung vào việc xây dựng nhận diện thương hiệu và các giá trị mà nó mang lại, tạo cảm giác tin cậy đối với người tiêu dùng.

Brand Marketing thường sử dụng các chiến thuật như tiếp thị nội dung, truyền thông xã hội hay kể chuyện. 

Chúng có thể được thể hiện dưới các hình thức như bảng quảng cáo, tài trợ cho một chương trình, giới thiệu sản phẩm trong một bộ phim, liên kết với người nổi tiếng hay vận động viên có tầm ảnh hưởng,... 

Từ đó tạo ra những hình ảnh tích cực, ấn tượng lâu dài trong tâm trí của khách hàng về thương hiệu. 

  • Kết hợp cả Branding và Performance Marketing:
Là chiến lược marketing kết hợp cân bằng giữa những chỉ số marketing trong ngắn hạn để tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp và đồng thời cũng tăng độ nhận diện thương hiệu trong dài hạn.
Chiến lược digital marketing thường gắn với mục đích tổng thể của ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Chiến dịch digital marketing là gì?

Ứng với mỗi chiến lược marketing tổng để hoàn thành tấm bản đồ "Hành trình khách hàng", các marketer phải lập những chiến dịch digital marketing nhỏ hơn để có thể vượt qua từng giai đoạn của nó. Sau đây là những chiến dịch digital marketing phổ biến:
  • Chiến dịch Marketing trên website: 
Bao gồm các hoạt động để đạt những mục tiêu cụ thể trên website như: từ khoá lên top tìm kiếm Google (SEO), quảng cáo thu về lead trên landing page,...
  • Chiến dịch Marketing trên các kênh social:
Bao gồm các hoạt động để đạt được những mục tiêu cụ thể trên các kênh social như: xây dựng social network, social ads,...
  • Chiến dịch Quan hệ công chúng: 
Bao gồm các hoạt động để đạt được những mục tiêu cụ thể liên quan đến những đối tượng công chúng gắn liền mật thiết với doanh nghiệp như: nhà đầu tư, khách hàng, đội ngũ nhân viên,...

Các tài liệu cần chuẩn bị khi lập kế hoạch digital marketing

4U trong marketing

Ở những bài viết trước, Ngốc đã có tổng hợp lại kiến thức về 4U trong marketing cho Anh/Chị và các bạn, theo đó, 4U trong marketing bao gồm:
  • Hiểu Khách hàng (Understanding Your Customers)
  • Hiểu Chính mình (Understanding Yourself)
  • Hiểu Đối thủ (Understanding Your Competitors)
  • Hiểu Mục tiêu và Mục đích (Understanding Your Goals and Objectives)
Khi lập kế hoạch digital marketing cho doanh nghiệp, người thực hiện công việc này phải nắm rõ 4U và chuẩn bị những tài liệu liên quan đến việc phân tích những vấn đề xảy ra trong từng U, từ đó có thể thực hiện việc lập kế hoạch được tốt hơn và góp phần hỗ trợ những người thực thi chiến dịch và chiến lược hoàn tất những mục tiêu và mục đích được đặt ra trước đó.

Những tài liệu cần chuẩn bị liên quan đến những vấn đề xảy ra trong từng U

U1 - Hiểu Khách hàng

Quay trở lại cuộc đua F1 ban nãy ở phần trên của bài viết, khi các tay đua tham gia một cuộc đua F1, họ phải hoàn thành hết  ít nhất 20 vòng của "Hành trình cuộc đua" được thể hiện trên tấm bản đồ cuộc đua đó.
Với cương vị là một marketer cũng như thế, họ cần phải vượt qua được "Hành trình khách hàng" như Ngốc đã nói ở phía trên trong suốt quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, điểm khác biệt duy nhất của các tay đua và marketer đó là các tay đua đều phải xuất phát ở "Vạch xuất phát" và điểm kết thúc là "Vạch đích", còn trong môi trường doanh nghiệp cạnh tranh khốc liệt, các marketer đôi khi phải lập và thực hiện các kế hoạch chiến lược digital marketing một cách hợp lý nhất để có thể tăng tính cạnh tranh với những doanh nghiệp đối thủ đôi khi có nhiều tiềm lực về tài chính hơn và xuất phát ở "Vạch đích" khi doanh nghiệp của họ đã có một số lượng khách hàng ổn định, luôn sẵn sàng quảng bá cho sản phẩm và dịch vụ của họ. 
Lúc này, điều cần làm của các marketer của doanh nghiệp xuất phát ở "Vạch đích" kia là bắt đầu một "Vòng Tuần Hoàn Marketing" mới để thu hút thêm khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của mình dựa trên thế mạnh về số lượng khách hàng đã có sẵn.

Vòng Tuần Hoàn Marketing

Hành trình hoàn thành Vòng Tuần Hoàn Marketing của các marketer

Đó cũng là điểm giống nhau của các tay đua và marketer khi dù bạn có là một tay đua mạnh đến mức nào đi chăng nữa, chuỗi hành trình đua của bạn vẫn phải kéo dài trong một vòng tuần hoàn cho đến khi chặng đua kết thúc (ít nhất 20 vòng).
Và muốn thực hiện trơn tru và tốt nhất 20 vòng, các bộ phận trong xe (đặc biệt là "bánh răng") phải hoạt động trơn tru để thúc đẩy một chiếc xe tiến lên phía trước.
Bởi lẽ chỉ cần 1 bánh răng đi sai hướng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến động cơ của chiếc F1 trên đường đua
Tương tự như vậy, các marketer phải liên tục kích dầu vào các "bánh răng" để khách hàng có thể chuyển đổi "Hành vi" từ "Người lạ ơi" sang "Khách hàng trung thành" bằng các chiến dịch marketing đúng đắn.
Để thực hiện các "Chiến dịch digital marketing" đúng đắn và hoàn thiện được "Hành trình khách hàng", các marketer cần chuẩn bị các tài liệu sau đây:
  • Bảng Phân tích Mô hình kinh doanh CANVAS
Bảng phân tích Mô hình kinh doanh CANVAS là một bảng phân tích thể hiện trực quan mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời cũng cấp cho các marketer cái nhìn trực quan hơn về:
    • Phân khúc Khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới
    • Cách xây dựng mối quan hệ với từng "Phân khúc khách hàng"
    • Các kênh truyền thông cần thực hiện để có thể tiếp cận và thu hút sự chú ý của từng "Phân khúc khách hàng"
Business Model Canvas có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm ra insight và các bước tiếp cận khách hàng

Business Model Canvas có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm ra insight và các bước tiếp cận khách hàng
  • Bảng phân tích Brief yêu cầu từ "Client" hoặc "Ban lãnh đạo" doanh nghiệp
Bảng phân tích Brief yêu cầu từ "Client" hoặc "Ban lãnh đạo" doanh nghiệp có thế giúp cho các marketer định hướng được một số vấn đề liên quan trực tiếp đến khách hàng, từ đó có thể vẽ ra được chiến lược và chiến dịch digital marketing hợp lý nhất cho doanh nghiệp, cụ thể:
    • Chân dung đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp nhắm đến.
    • Thông điệp truyền thông mà bạn muốn truyền tải để có thể thu hút được khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
    • Định hướng chiến lược và chiến thuật triển khai digital marketing phù hợp với mục đích đặt ra của "Ban lãnh đạo" doanh nghiệp hoặc "Client".
Bảng phân tích Brief từ "Client" hoặc "Ban lãnh đạo" có thể giúp marketer có cái nhìn chi tiết hơn về đối tượng khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp nhắm đến

Bảng phân tích Brief từ "Client" hoặc "Ban lãnh đạo" có thể giúp marketer có cái nhìn chi tiết hơn về đối tượng khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp nhắm đến

U2 - Hiểu Chính mình

Sau khi đã nghiên cứu thật kỹ những insight về khách hàng, các marketer cần quay trở lại để phân tích thật kỹ tình hình marketing của doanh nghiệp mình để có thể tận dụng những lợi thế, các "Điểm bán hàng độc nhất" (USP) của doanh nghiệp.
Đồng thời là những điểm hạn chế còn tồn đọng của doanh nghiệp để từ đó cải tiến và hoàn thành tốt mục tiêu và mục đích cần hướng tới của các chiến dịch và chiến lược marketing của doanh nghiệp.
Sau đây là những tài liệu mà các marketer cần chuẩn bị để thực hiện những công việc trên:
  • Bảng Phân tích Mô hình kinh doanh CANVAS
Bảng Phân tích Mô hình kinh doanh CANVAS không chỉ hỗ trợ các marketer tìm kiếm được những insight khách hàng tiềm năng và phân khúc khách hàng hợp lý, mà còn giúp các marketer nắm rõ hơn những giá trị độc nhất trong việc bán hàng (USP) của doanh nghiệp thông qua:
    • Những giá trị mà doanh nghiệp có thể mang lại cho khách hàng
    • Các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp
    • Các đối tác chiến lược của doanh nghiệp
    • Các hoạt động đề xuất giá trị của doanh nghiệp
Bảng phân tích Mô hình kinh doanh CANVAS không chỉ giúp "Hiểu Khách hàng" mà còn giúp marketer "Hiểu Chính mình"
Bảng phân tích Mô hình kinh doanh CANVAS không chỉ giúp "Hiểu Khách hàng" mà còn giúp marketer "Hiểu Chính mình"

  • Bảng Phân tích SWOT doanh nghiệp
Bảng Phân tích SWOT doanh nghiệp có thể hỗ trợ các marketer trong việc nắm rõ những:
    • Điểm mạnh của doanh nghiệp
    • Điểm yếu của doanh nghiệp
    • Cơ hội của doanh nghiệp trên thị trường
    • Những Thách thức mà doanh nghiệp sẽ gặp phải trên thị trường
Mẫu Bảng Phân tích SWOT doanh nghiệp
Mẫu Bảng phân tích SWOT doanh nghiệp

U3 - Hiểu Đối thủ

Như vậy chúng ta đã đi qua 2U đầu tiên trong 4U trong marketing qua việc "Hiểu Khách hàng""Hiểu Chính mình". Tuy nhiên, như Ngốc đã trình bày ở phía trên, thị trường là một cuộc cạnh tranh khốc liệt mà ở đó, các marketer phải hiểu rõ những đối thủ của mình để có thể hoạch định được những phương án chiến lược digital marketing được hiệu quả hơn.
Muốn được như vậy, các marketer cần phải chuẩn bị thật kỹ tất cả các thông tin về khách hàng trong bảng Brief mà "Client" hoặc "Ban lãnh đạo" doanh nghiệp gửi đến mình.
Trong quá trình tìm hiểu, các marketer nên liệt kê 3 doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đồng thời là những đối thủ cạnh tranh gián tiếp với sản phẩm và dịch vụ của mình
  • Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Là những đối thủ cung cấp sản phẩm/dịch vụ giống hoặc gần giống với sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp của mình đang cung cấp ra thị trường
  • Đối thủ cạnh tranh gián tiếp
Là những người được đối thủ cạnh tranh trực tiếp thuê hoặc hợp tác để bán hoặc có những hành động hỗ trợ tăng nhận diện thương hiệu cho sản phẩm/dịch vụ mà đối thủ cạnh tranh trực tiếp đang phân phối ra thị trường.
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp bao gồm:
    • Các KOL/KOC
    • Các vlogger/reviewer nổi tiếng
    • Các blogger/freelancer viết bài nổi tiếng
    • Các affiliater hoặc drop shipper
    • ...
Các markerter cần thu thập thông tin từ ít nhất 3 doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh trực tiếp cũng như là thông tin về các đối thủ cạnh tranh gián tiếp mà đối thủ cạnh tranh trực tiếp đã thuê hoặc hợp tác cùng.
Mẫu Phân tích Đối thủ cạnh tranh

 Mẫu Phân tích Đối thủ cạnh tranh

U4 - Hiểu Mục tiêu và Mục đích

  • Mục đích là gì?
Là những dự định mà phía doanh nghiệp cần hướng tới trong 1 chiến lược marketing tổng thể và thường dài hạn, ví dụ:
    • Tăng gấp đôi doanh số– Performance Marketing
    • Tăng gấp đôi độ phủ và độ nhận diện thương hiệu – Branding
  • Mục tiêu là gì?
Là các bước thực hiện trên các nền tảng digital để có thể hoàn thành mục đích đã đặt ra.
    • Để đạt mục mục đích tăng gấp đôi doanh số cần: 
      • Mục tiêu cụ thể của quảng cáo trên các nền tảng digital như Facebook/TikTok/Google Ads/... để tăng số lượng Sales Qualified Leads (SQL)  về cho phòng sales
    • Tăng gấp đôi độ phủ và độ nhận diện thương hiệu 
      • Mục tiêu cụ thể để tăng lượng tương tác trên các nền tảng digital Facebook/TikTok/SEO website/...
  • Mục tiêu và Mục đích cần có những nguyên tắc nào?
Mục tiêu và Mục đích cần tuân thủ theo nguyên tắc SMART bao gồm:
    • Specific: Rõ ràng và Cụ thể
    • Measurable: Đo lường được
    • Attainable: Chấp nhận và có thể thực thị được
    • Relevant: Liên quan đến những thành quả trước đó
    • Timely: Có thời hạn cụ thể
Bảng Phân tích Mô hình kinh doanh CANVAS có thể hỗ trợ các marketer trong việc xác định và định hướng Mục tiêu và Mục đích dựa trên:
    • Cấu trúc Chi phí
    • Dòng Lợi nhuận

Tổng hợp tài liệu cần thiết cho việc lập kế hoạch digital marketing cho doanh nghiệp

Tóm lại, khi lập kế hoạch digital marketing cho doanh nghiệp, marketer nên chuẩn bị những tài liệu sa đây để có thể xây dụng những chiến dịch và chiến lược digital marketing vận hành một cách trơn tru và đạt được những mục đích và mục tiêu đề ra trước đó của "Client" hoặc "Ban lãnh đạo" doanh nghiệp:
  • Bảng Phân tích Mô hình kinh doanh CANVAS
  • Bảng Phân tích SWOT
  • Brief từ phía "Client" hoặc "Ban lãnh đạo" doanh nghiệp
Hy vọng với những kiến thức như trên có thể hỗ trợ Anh/Chị và các bạn chuẩn bị thật tốt cho việc lập kế hoạch digital marketing cho doanh nghiệp của mình.

Không có nhận xét nào