4U TRONG MARKETING ÁP DỤNG CHO VIỆC TỐI ƯU HOÁ THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN
Dạo ngang trên mạng xã hội LinkedIn gần đây, chúng ta có thể thấy đâu đó rất nhiều bài viết về "Tối Ưu Hoá Thương Hiệu Cá Nhân" mà điển hình là các bài viết được tôi, Ngốc Kiến Thức Dạo tổng hợp lại trên trang LinkedIn cá nhân của mình:
Trong bài viết đó, tôi cũng đã nêu ra quan điểm về 3 "Thật" trong việc xây dựng nhân hiệu trên các nền tảng cá nhân bao gồm: "Thật" Cá Nhân, "Thật" Kiên Nhẫn và Giá Trị "Thật"
Tuy nhiên, trên thực tế, chữ "Thật" thứ 2 có vẻ là thứ đơn giản nhất khi ta chỉ cần làm những việc mang tính "Cá nhân" và "Gía trị" một cách thường xuyên theo một lộ trình cụ thể.
Còn mấu chốt của việc của 2 chữ thật đó đến từ đâu? Bài viết sau đây sẽ gửi đến quý Anh/Chị và các bạn câu trả lời cho câu hỏi trên.
U1 "Hiểu chính mình" và ứng dụng cho việc tối ưu hoá thương hiệu cá nhân
"Hiểu chính mình", chính cụm từ này cũng đã nói lên được ý nghĩa của nó. Bạn còn nhớ câu chuyện mà Ngốc đã từng kể thông qua bộ phim "Mắt Biếc" chứ, việc tìm hiểu và định vị được chính bản thân mình là rất quan trọng.
Cùng quay trở lại bộ phim, nếu Ngạn định vị được đúng chính bản thân mình, anh ấy có lẽ đã có thể nhận ra tằng Hà Lan thật sự không phù hợp với mình, từ đó sẽ có những lựa chọn sáng suốt hơn trong việc lựa chọn người bạn đời và không khiến cuộc sống của anh ấy rơi vào đau khổ như vậy khi rõ ràng, ngoài Hà Lan, anh ta có rất nhiều sự lựa chọn khác.
Đó là Ngốc nói vậy thôi, người ngoài thường sáng suốt á mà, với coi phim rồi mới như thế 😁. Tuy nhiên, trong thực tế, thật sự rất khó để "Hiểu chính mình" và đôi khi cần những sự nhận định của người khác hoặc trải qua các "Biến cố" của "Vòng tuần hoàn cuộc sống" chúng ta mới nghiệm ra được vấn đề.
Một số bài series podcast, bài viết hay gần đây liên quan đến việc "Hiểu chính mình"
Rất may là thời gian gần đây, khi dạo một vòng trên LinkedIn, chúng ta có thể đâu đó nhìn thấy được các bài viết hay nói về chủ đề này từ những người hết sức thành công trong việc phát triển thương hiệu cá nhân như Ngốc đã nói đến ở trên.
Đồng thời, còn có chuỗi series podcast rất hay của chị Maggie Maggie. Trong đó có 1 tập cuối là hỗ trợ nhiều nhất đến công cuộc tìm ra và định vị được chính bản thân mình cùng chị Sophie, được bạn Anh Cuc Pham Thi trình bày lại khá chi tiết và đầy đủ:
Câu chuyện về hành trình "Hiểu chính mình" của Ngốc Kiến Thức Dạo
Bản thân tôi, Ngốc Kiến Thức Dạo tôi đây ngày trước cũng đã từng bị chứng Anxiety Disorder dày vò sau khi thất bại đến từ thị trường forex như những gì đã chia sẻ trong tập 1 của series "Một điếu thuốc" hay sau này là "Một hành trình", tôi cũng đã rơi vào trạng thái hoang mang vào chính bản thân mình một lần nữa vì không biết được là mình đã hiểu hết về chính mình hay chưa, mặc dù cũng đã xây dựng từ 3 năm trước đó và có những mục tiêu rõ ràng như ở tập 6 của series "Một hành trình" đã kể qua:
Thế là từ đó, tôi bắt đầu hành trình đi tìm hiểu lại chính bản thân mình bằng những phương pháp như test DISC hay MBTI,.... Song song với đó là tìm tòi và nghiên cứu sách thêm về định vị cá nhân như: Tạo Dựng Thương Hiệu Cá Nhân, Positioning,...
Thế rồi tôi bắt đầu áp dụng và ra một số điều thú vị về cái nhân hiệu Ngốc Kiến Thức Dạo mà tôi tự đặt cho mình lại mang đến cho tôi những kết quả bất ngờ trên các nền tảng mạng xã hội khi:
- Sau 1 năm xây dựng lại kênh YouTube, tôi đã đạt được cột mốc 1000 subsribers đầu tiên
- Sau 3 tháng bắt đầu viết bài lại một cách nghiêm túc, tôi đã thu hút đươc hơn 2000 follower trên Linkedin và đạt cột mốc hơn 3.300 followers như thời điểm hiện tại
Tuy rằng, những kết quả đó cũng không đến nỗi quá tự hào và chỉ là một thành tựu nho nhỏ trên chặng đường tiếp theo của việc xây dựng nhân hiệu cho chính bản thân mình, nhưng những kết quả trên cũng cho tôi thấy được phần nào những nỗ lực của bản thân đã được đền đáp xứng đáng.
U2 "Hiểu khách hàng" và ứng dụng cho việc tối ưu hoá thương hiệu cá nhân
Vấn đề này thì trong buổi podcast đầu tiền về xây dựng thương hiệu cá nhân, Chị Maggie Maggie và chị Anh-Minh Tran và có bàn luận với nhau một quan điểm khá hay, đó là:
"Khi xây dựng thương hiệu cá nhân, các bạn nên biết được đối tượng mà các bạn hướng đến là ai, sau đó sẽ tìm cách để nới rộng đối tượng ra khi đã đạt được một cột mốc nào đó."
Điều đó giống với U2 trong "marketing mà Ngốc từng phân tích qua câu chuyện của anh chàng Ngạn và cô bạn Hà Lan của mình ở bộ phim "Mắt Biếc" vậy. Ngạn hoàn toàn không hiểu Hà Lan (khách hàng của anh ta) muốn gì để từ đó có những chiến lược tán tỉnh tốt hơn như Dũng chẳng hạn 😁.
U3 "Hiểu đối thủ" và ứng dụng cho việc tối ưu hoá thương hiệu cá nhân. Tuy nhiên ở đây nên đổi thành là "Hiểu Network"
Phân tích và tìm hiểu thật kỹ những chiến lược của những người mà bạn cho là đang thành công trong lĩnh vực của mình hoặc một lĩnh vực khác liên quan, từ đó mở rộng network với những con người đó, tương tác tích cực với họ bằng một số biện pháp như:
- Đặt câu hỏi liên quan đến câu chuyện họ đang chia sẻ
- Chia sẻ quan điểm cá nhân một cách tôn trọng với bài viết của họ
- Có thể xin thông tin liên hệ hoặc nhắn tin trực tiếp đến họ để tìm lời khuyên trên bước đường xây dựng nhân hiệu của mình
Case study xây dựng thương hiệu cá nhân rất tốt từ bạn Anh Cuc Pham Thi khi nổ lực kết nối và làm ra những bài recap chất lượng về series của Chị Maggie
U4 "Hiểu mục tiêu và mục đích" và ứng dụng cho việc tối ưu hoá thương hiệu cá nhân.
Xây dựng nhân hiệu cũng phải đặt ra cho mình những mục tiêu và mục đích phù hợp để đo lường, cùng với đó là cập nhật lại với tối ưu hơn chiến lược xây dựng định vị cá nhân hay "Bảng kế hoạch cuộc sống của mình"
Bảng kế hoạch cuộc sống giúp định vị thương hiệu cá nhân bền vững và xây dựng lộ trình sự nghiệp riêng
Vì sao cần có bảng kế hoạch cuộc sống?
Để xây dựng định vị nhân hiệu dài hạn, ngoài việc chúng ta áp dụng các cách thức dựa trên các bài viết, podcast mà tôi có chia sẻ ở trên, chúng ta còn cần phải biết lập ra kế hoạch dài hạn cho nhân hiệu đó và các chiến lược thực hiện, cũng như lập ra những chiến lược marketing cho một doanh nghiệp vậy.
- Dạ, xây dựng nhân hiệu cá nhân mà cũng cần có chiến lược á? Em nghĩ cái nào hợp với mình thì làm thôi!- Vậy em cho cô hỏi, nếu như bạn làm theo những thứ hợp với mình một thời gian rồi mà mãi không thấy đạt được hiệu quả trên các nền tảng, bạn có nản không?- Dạ cái này thì ...- Em không trả lời được đúng không? Bởi vì cũng giống như một doanh nghiệp, nếu không có kế hoạch và chiến lược hoạch định sẵn, chúng ta rất dễ sa đà cũng như là nản lòng khi gặp những khó khăn ở thời gian đầu. Nhiều bạn còn bị hội chứng Pear Pressure khi nhận ra mình bị tụt lại so với những bạn bè đồng trang lứa nữa, và rất nhiều lý do khác khiến chúng ta cần phải lập ra "Bảng kế hoạch cuộc sống" với những chiến lược cụ thể theo lộ trình riêng của từng cá nhân.
Đoạn hội thoại trên là một đoạn hội thoại điển hình khi Ngốc Kiến Thức Dạo được ngồi lại trò chuyện với cô Nguyễn Thị Cẩm Uyên, là một người cô của Ngốc tại Cao Đẳng FPT và sau này là Founder và CEO của Go Digital - một hệ thống chuỗi nhượng quyền Digital Edu, hướng tới mục tiêu phát triển 1000 điểm EBIT >15% vào năm 2030.
Dự án đã ký kết các bản ghi nhớ (MOU) với hơn 10 trường học trên toàn quốc, tài trợ học bổng và tạo cơ hội học tập cho hàng nghìn sinh viên. Mục tiêu của Go Digital là tăng hơn 150% hiệu suất và thu nhập của các học viên trong vòng từ 3 đến 24 tháng.
Ngốc nghĩ, đối với hầu hết Anh Chị và các bạn cũng vậy, khi bắt tay vào xây dựng nhân hiệu cá nhân, hầu hết chúng ta chỉ nghe theo một số lời khuyên mà chưa thực sự có những chiến lược cụ thể để áp dụng chúng cho cá nhân mình.
Vậy bảng kế hoạch cuộc sống trên bao gồm những gì? Hãy cùng Ngốc tìm hiểu tiếp nhé!
Các bước để lập Bảng kế hoạch cuộc sống
Bảng phân tích SWOT cá nhân
Cũng giống như khi phân tích SWOT của một doanh nghiệp mà điển hình là đối với Indomie ở video clip vừa qua về "Vòng tuần hoàn marketing".
Phân tích SWOT cá nhân cũng bao gồm 4 phần như sau:
- Strengths (Điểm mạnh): là những yếu tố vượt trội, tách biệt, độc đáo của chính bản thân so với các đối thủ cạnh tranh.
- Weaknesses (Điểm yếu): là những yếu tố cản trở bạn thực hiện kế hoạch định vị cá nhân hoá hoạt động một cách tối ưu nhất.
- Cơ hội (Opportunities): là những yếu tố tác động ở ngoài tác động thuận lợi, tích cực, mang lại cho bạn cơ hội phát triển, xây dựng chiến lược cạnh tranh trên thị trường.
- Thách thức (Threats): đề cập tới các yếu tố ở hiện tại và tương lai có khả năng tác động tiêu cực đến hình ảnh cá nhân của bạn.
Anh Chị và các bạn có thể tham khảo bảng phân tích SWOT cá nhân từ bài viết của bạn Christine Dung Nguyen về Pear Pressure
Anh Chị và cá bạn cũng có thể tải bảng phân tích SWOT tại đây.
Bản thân Ngốc Kiến Thức Dạo cũng phải nghiên cứu và phân tích SWOT thực kỹ lưỡng trước khi sắm vai là một chàng Ngốc học khôn để có thể gửi đến quý Anh Chị và các bạn những kiến thức chuyên môn tưởng chừng như rất xa vời và học thuật, trở nên gần gũi hơn bằng những câu chuyện thực tế cá nhân cũng như những kiến thức học được thông qua các chuyên gia trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau liên quan đến việc quản lý doanh nghiệp SME hoặc startup, và tài chính cá nhân.
Phân tích Network
Hãy liệt kê trước những Anh/Chị hoặc các bạn cùng ngành hoặc có ngành nghề liên quan đến mình để có thể thực hiện các biện pháp tương tác phù hợp như U3 "Hiểu Network" ở trên.
Bản thân Ngốc Kiến Thức Dạo cũng phải đi tìm tòi, học hỏi và liên hệ với những người Anh người Chị trong ngành và tương tác với họ trên nền tảng mạng xã hội để có thể học hỏi thêm kiến thức và tiếp tục hành trình "Ngốc học khôn" của bản thân mình.
Trong hành trình đó, Ngốc không chỉ học hỏi được rất nhiều từ những người Chị đi trước như Chị Maggie, Chị Adele, Chị Anh-Minh Tran, Anh Bui Quang Tinh Tu, thầy Phi Văn Anh, cô Nguyễn Thị Cẩm Uyên,... trong lĩnh vực của chính bản thân.
Không những thế, Ngốc còn có cơ hội tiếp xúc với những người Anh bên mảng khác bên lĩnh vực quản trị doanh nghiệp như anh David Le, hay quản trị nhân sự như Anh Thang Huynh, kỹ năng bán hàng của như Anh Thắng (TAS - Thang Advanced Softskills) Nguyễn Quang, và một số Anh Chị khác.
Điều đó được thể hiện trong phần mô tả bản thân trên LinkedIn của chính Ngốc như hình bên dưới.
Đặt ra mục tiêu và mục đích phù hơp cho bản thân
Như đã nói thì bảng kế hoạch cuộc sống không chỉ hỗ trợ quý Anh Chị và các bạn trong việc phát triển và định vị nhân hiệu mà còn có thể hỗ trợ Anh Chị và các bạn trong quá trình phát triển sự nghiệp cá nhân khi Anh Chị và các bạn biết cách đặt ra những mục tiêu và mục đích phù hợp để phát triển bản thân hơn mỗi ngày, học hỏi thêm nhiều kiến thức hữu ích bỗ trợ cho ngành nghề cũng như là gia tăng thêm được network cá nhân của chính bản thân mình.
Bản thân Ngốc Kiến Thức Dạo cũng tự đặt ra cho mình những mục tiêu cụ thể với những cột mốc hàng tháng, hàng quý, hàng năm để có thể chiêm nghiệm lại những gì mình chưa đạt được, cố gắng hoàn thiện nó và bên cạnh đó là phát triển hơn nữa những gì mình đã làm tốt trong thời gian qua.
Kết luận về tối ưu hoá thương hiệu cá nhân bền vững
Tối ưu hóa thương hiệu cá nhân là một chiến lược quan trọng giúp cá nhân nâng cao giá trị và sự hiện diện của mình trong mắt cộng đồng và thị trường.
Bằng cách xây dựng một thương hiệu cá nhân mạnh mẽ qua việc lập ra "Bảng kế hoạch cuộc sống", bạn có thể tạo ra sự khác biệt, tăng cường uy tín, và mở rộng mạng lưới chuyên nghiệp của mình.
Điều này đòi hỏi sự nhất quán trong hình ảnh, nội dung, và giá trị mà bạn thể hiện trên các kênh truyền thông xã hội và các nền tảng trực tuyến.
Đồng thời, việc không ngừng học hỏi, cập nhật kiến thức mới và duy trì tính xác thực trong giao tiếp sẽ giúp củng cố và phát triển thương hiệu cá nhân một cách bền vững.
Một thương hiệu cá nhân được tối ưu hóa tốt sẽ không chỉ giúp bạn đạt được mục tiêu nghề nghiệp mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.
Không có nhận xét nào