Kiến Thức Dạo

Kiến Thức Dạo
Dạo Chơi Cùng Kiến Thức

Bản Tin Mới

TẬP 3 | Series Câu Chuyện Khởi Nghiệp MỘT ĐIẾU THUỐC - Từ 3 triệu lên doanh nghiệp - P1

 

Một điếu thuốc tập 3

Xin chào, lại là tôi, Ngốc Kiến Thức Dạo, ở phần 2 của series „Một điếu thuốc“ tôi đã nói về nốt thăng đầu tiên trong sự nghiệp khởi nghiệp của mình qua 1 kế hoạch kinh doanh „Bán hoa ngày 20/11“. Sau sự kiện đó, tôi tích góp cho mình số vốn đầu tiên là 3 triệu đồng.

Sau khi đăng tập 2, tôi nhận thấy trong video thứ 2 có rất nhiều bạn comment và hỏi tôi những câu hỏi như thế này (show những câu hỏi lên).

Hãy cùng tôi phân tích sau khi đã có được số vốn 3 triệu đồng nho nhỏ, sự nghiệp kinh doanh của tôi sẽ diễn tiến tiếp tục như thế nào? Nó có liệu lại là 1 nốt thăng hay sẽ tiếp nối 1 nốt trầm buồn? Hãy cùng Ngốc của Kiến Thức Dạo – một cậu bé chưa bao giờ chịu lớn với đủ mọi danh xưng từ shipper, biker, người khởi nghiệp mộng mơ thích làm thơ,... gì cũng được cùng 1 người ấy mà, đã từ số vốn 0đ và tạo lập nên doanh nghiệp Big E Co. đạt doanh thu gần 9 con số 0/ năm để làm rõ hơn câu trả lời cho những câu hỏi trên nhé, còn bây giờ hãy bật điếu thuốc và lắng nghe thôi nào!

Sau khi có được 3 triệu đồng đầu tiên, cuộc sống đại học của tôi cũng nhẹ trôi như bao nhiêu bạn sinh viên đồng trang lứa khác, vẫn cắm đầu đi học và đi làm và dành số 1/10 số tiền tiết kiệm mỗi tháng. Sau 3 năm dành dụm đều đặn (có khi tiết kiệm hơn số tiền đó), tôi tích góp được 1 số vốn tầm 20 triệu.

Bài học: Nếu là một người kinh doanh không có vốn hoặc vốn rất thấp, hãy biết kết hợp giữa việc đi làm dành dụm tiền và sau đó là mở ra một mảng mới để kinh doanh (nên nhớ là không mắc lại sai lầm của tôi ở tập 1 series „Một điếu thuốc“ này – không tích góp tiền vốn để mở rộng kinh doanh mà đem đi đầu tư vào 1 mảng mà mình không biết hoặc không hiểu rõ về nó).

Quay trở lại câu chuyện, năm ấy cũng là năm cuối đại học, nơi tôi phải làm luận án tốt nghiệp. Khi ấy, ngành digital marketing đang hot, tôi quyết định theo học thêm 2 năm tại Cao Đẳng FPT về ngành này và bắt đầu 1 mảng kinh doanh mới vào tháng 9/2017 là mở 1 shop online bán linh kiện gaming như chuột chơi game, bàn phím, headphone, cũng như một số linh kiện di động khác.

Số là tôi lại quen được 1 ông anh khác (người chỉ tôi những nơi nhập linh kiện giá sỉ điểm đáng chú ý là nhập 1 cái cũng bán với giá sỉ và mua càng nhiều giảm càng sâu), lúc này tôi bắt tay vào lập ngay 1 kế hoạch kinh doanh thật chi tiết bao gồm:

1.       Kế hoạch sử dụng vốn và bán hàng

Tôi đã lập kế hoạch sử dụng số vốn 20 triệu trong 1 năm từ tháng 9/2017 đến tháng 9/2018 mà mà mình đã tích ra thành các phần bao gồm:

·         40% chi phí marketing và branding – 8 triệu đồng (cả cho 2 đối tượng khách sỉ và lẻ),

·         50% cho việc nhập các mẫu linh kiện được ưa chuộng (dự phòng cho khách sỉ nhập, đối với khách lẻ thì do nhà cung cấp ưu đãi khi nhập 1 cái vẫn lấy giá sỉ nên không cần tốn chi phí) – 10 triệu đồng

o   khách hàng sẽ chịu chi phí cọc trước 50% số tiền hàng trước khi tôi tiến hành ship qua cho khách hàng và nhận 50% tiền hàng còn lại),

·         10% cho những chi phí phát sinh khác (ship, bảo hành,…) – 2 triệu đồng.

Kế hoạch sử dụng vốn này sẽ được kết hợp với “Bảng kiểm tra doanh thu, chi phí và lợi nhuận” rõ ràng giúp tôi có thể kiểm tra và xác định chính xác mức lợi nhuận mà tôi thu về sau một thời gian kinh doanh. 

Bảng kiểm tra doanh thu, chi phí và lợi nhuận 

Download biểu mẫu DT-CP-LN

2.       Kế hoạch marketing

Tôi quyến định chia ra 2 tệp đối tượng để bán hàng:

a)      Tệp khách hàng bán sỉ

Chiến lược lúc đó của tôi là nghiên cứu thật kỹ các quán net hoặc shop phụ kiện điện thoại mới mở ở toàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận qua hình thức phân tích SWOT được tôi đề cập trong clip „Một điếu thuốc tập 2“ và đang được hiển thị trên màn ảnh.

Tôi xác định đây là tệp khách hàng lớn của tôi nên đã chi 70% chi phí marketing vào nó tương đương 5 triệu 600 ngàn đồng

Đồng thời nghiên cứu giá nhập và giá bán phù hợp cho họ qua chiến lược 4P trong marketing của mình.

4P trong marketing là gì? Điều đó đã được giải thích qua đoạn clip phía trên góc phải thể hiện 4P trong marketing thể hiện trong bộ phim „Mắt biếc“ qua phân tích vui vui của đội ngũ Kiến Thức Dạo cùng một số bài viết về 4P và 7P trên kênh blog của Kiến Thức Dạo sẽ được tôi để ở trong phần mô tả và bình luận của video này.

Cụ thể trong kế hoạch kinh doanh Big E Gear lần này, 4P trong marketing cho tệp khách hàng sỉ sẽ là:

·         Product: linh kiện gaming gear bao gồm chuột, bàn phím, headphone, lót chuột,… cũng như một số linh kiện di động khác. Vì vốn ít nên tôi không chủ động bán các linh kiện có giá trị cao như màn hình, CPU, card đồ họa,… trừ khi khách hàng yêu cầu và phải có cọc trước 50% chi phí khi tôi đi lấy hàng và có ký thỏa thuận đàng hoàn.

·         Price (giá bán): sẽ được chia làm 3 phần phù hợp

o   80% chi phí vận hành bao gồm:

§  50% giá vốn sản phẩm,

§  30% chi phí marketing,

§   và đúng ra là 10% là hoa hồng cho sales (nhưng sales là chính tôi nên tôi có thể cắt chi phí này và biến nó thành chi phí promotion) nên khoản này hầu như bằng 0,

o   10% chi phí khác (bảo hành, ship,...),

o   10% lợi nhuận.

·         Place (các kênh để bán):

o   đặt hàng online (nếu quán net ở tỉnh) qua các kênh TMĐT (có thể set giá bán sỉ tùy vào số lượng người mua muốn mua) cũng như là trang Fanpage hoặc Zalo,

o    và đến tận quán net hoặc cửa hàng bán linh kiện mới mở để chào hàng nếu quán net và cửa hàng đó ở Hồ Chí Minh.

·         Promotion: lấy 10% hoa hồng cho sales để làm các chương trình promotion cho các quán net (có thể là chiết khấu thêm).

b)      Tệp khách hàng bán lẻ

Tôi cũng lập cho mình một kế hoạch bán lẻ phù hợp khi xây dựng hình ảnh thương hiệu trên tất cả các kênh thương mại điện tử (lúc đó đang tạo trend trên thị trường).

4P trong marketing của khách hàng lẻ chỉ khác khách hàng sỉ ở Price, Place và Promotion

·         Price (giá bán): sẽ được chia làm 2 phần phù hợp

o   50% chi phí vận hành bao gồm:

§  30% giá vốn sản phẩm,

§  20% chi phí marketing,

o   5% chi phí khác (bảo hành, ship,...),

o   30% lợi nhuận.

·         Place (các kênh để bán):

o   đặt hàng online qua các kênh TMĐT cũng như là trang Fanpage hoặc Zalo.

·         Promotion: khuyến mãi cho khách hàng lẻ có thể lên đến 15%

Điểm đáng chú ý là cách tôi thực hiện chiến dịch SEO cho các sản phẩm của mình lên top các sàn một cách phù hợp và ít tốn kém chi phí nhất.

Các bạn cũng có thể tìm hiểu các cách SEO từ khóa trên các sàn TMĐT thông qua những bài viết trên website của Big E Co. được tôi đề cập trong mô tả và bình luận của video này.

Bài học: Khi bắt đầu một dự án kinh doanh nào đó, bạn cần lên kế hoạch marketing cụ thể cho nó bao gồm: Phân tích khách hàng, Phân tích SWOT, 4P hoặc 7P trong marketing đồng thời là chi phí marketing phù hợp với ngân sách đã tính toán trước đó

3.       Giả định tình huống xấu nhất xảy ra

·         Trường hợp 1: không có khách hàng lẻ

Nếu như trong 1 năm không có khách hàng lẻ, tôi sẽ mất

o   30% ngân sách marketing cho khách hàng lẻ tương ứng với 2 triệu 400 ngàn đồng tương đương với mức lỗ 12% so với số vốn ban đầu là 20 triệu đồng)

·         Trường hợp 2: không có khách sỉ

Nếu như trong 1 năm không có khách hàng sỉ, tôi sẽ mất

o   70% ngân sách marketing cho khách hàng sỉ tương ứng với 5 triệu 600 ngàn đồng tương đương với mức lỗ 28% so với số vốn ban đầu là 20 triệu đồng)

·         Trường hợp xấu nhất: không có khách hàng nào

Nếu như trong 1 năm không có khách hàng nào mua sản phẩm, tôi sẽ mất

o   100% ngân sách marketing cho khách hàng sỉ tương ứng với 8 triệu đồng tương đương với mức lỗ 40% so với số vốn ban đầu là 20 triệu đồng)

Bài học: Khi bắt đầu kinh doanh, bạn phải tính toán được rõ những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra dành cho hoạt động kinh doanh của mình để có thể tính đường chuyển hướng kinh doanh hoặc tạo ra phương án B khi kế hoạch kinh doanh đó không còn hiệu quả

Lại một nốt thăng trong sự nghiệp của mình khi tôi thu về số tiền lãi hơn 80 triệu đồng (lợi nhuận gấp 10 lần tổng chi phí đã bỏ ra là 8 triệu cho marketing) trong đó trên 80% đến từ lượng khách bán sỉ. Vậy là tôi đã đạt cột mốc 100 triệu sau 4 năm bước đi trên con đường khởi nghiệp của mình với số vốn bỏ ra ban đầu hầu như bằng không.

 Ngốc Kiến Thức Dạo


Không có nhận xét nào